Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa đảo trang
điện 奠
◎ Nôm: 殿
đgt. <từ cổ> xếp đặt cho ổn định, chữ “điện bắc” (động từ) chuẩn đối với “vệ nam” (động từ). Kinh Thư ghi: “Đặt núi cao sông lớn” (奠高山大川). Vệ nam mãi mãi ra tay thước, điện bắc đà đà yên phận tiên. (Bảo kính 183.6). Câu này ý nói: bảo vệ đất nam mãi mãi lo toan, an định phương bắc cũng đã an lòng tiên đế (hiện tượng đảo trang).
địch 迪
◎ Phiên khác: địch: ống sáo, cây địch một loại sáo (phạm trọng điềm, Schneider), vì cho là bị đồng âm với chữ 笛. ĐDA phiên thú vì cho là nhầm từ chữ 趣. BVN (1994: 45) phiên là thích: “chữ “địch” trong bản nôm, có âm khác là độc, đạc, nghĩa là tiến lên, lại thông nghĩa với chữ thích là thân thích, vốn có âm là đích, như con đích, lại cũng thông với nghĩa với chữ thích là vừa ý. Do đó, có thể phiên là thích vừa có hai nghĩa “đi về, đi tới” và “thích ý”, thí dụ: say minh nguyệt…, thích thanh phong”.
đgt. <từ cổ> làm, tạo tác, dựng (lều), Nhĩ Nhã ghi: 迪作也 (địch: làm) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3823]. Dụt xông biếng tới áng can qua, địch lều ta dưỡng tính ta. (Ngôn chí 18.2)‖ (Mạn thuật 27.4)‖ (Bảo kính 161.5). địch thanh phong lều một căn: dựng một căn lều trong gió mát (hiện tượng đảo trang).